Đua ngựa

Tổng quan về đua ngựa

Đua ngựa là môn thể thao tồn tại hàng thế kỷ nay. Đua ngựa thời kỳ la mã là những hình thức đua ngựa đầu tiên trên thế giới. hiện nay trò chơi đua ngựa thường gắn kèm với trò chơi cá độ may rủi mà người ta thường gọi là cá cược đua ngựa.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Lịch sử

Đua ngựa là môn thể thao rất ít người Việt Nam biết đến. Theo tài liệu, trước khi Equestrian được xem là môn thể thao thì nó đã xuất hiện từ 5.000 năm trước. Các chiến binh dùng ngựa để di chuyển trong chiến trận gọi là kỵ binh.

Ngựa hoang được thuần hóa và huấn luyện một cách đặc biệt, có thể làm theo mệnh lệnh của các kỵ binh và giúp họ giành chiến thắng.

MELBOURNE, AUSTRALIA – NOVEMBER 01: The field turns into the home straight during the running of the Melbourne Cup at Flemington Racecourse on November 1, 2011 in Melbourne, Australia. (Photo by John Donegan/Getty Images)

Vào thế kỷ 19, người Anh “thể thao hóa” môn “Nghệ thuật điều khiển ngựa” nhưng cuộc thi đấu đầu tiên lại tổ chức tại Ireland. Sau đó, người ta chính thức đưa nó vào Olympic Paris năm 1900. Khi ấy Equestrian đã có 3 nội dung thi gồm nhảy ngựa, nhảy cao và nhảy xa.

Hai kỳ Olympic liên tiếp vào năm 1904 và 1908 không tổ chức môn thể thao vốn còn non trẻ này nhưng đến Olympic 1912 tổ chức trở lại, với 4 nội dung và duy trì liên tục môn thể thao này cho đến ngày nay.

Hiện nay, số nội dung thi đấu trong môn Equestrian đã ổn định ở con số 6 với nhảy ngựa cá nhân, đồng đội, băng đồng cá nhân, đồng đội, biểu diễn nghệ thuật trên lưng ngựa cá nhân và đồng đội.

Với Asian Games, Equestrian lần đầu góp mặt năm 1982 tại Dehli, Ấn Độ. Sau đó, Equestrian không được tổ chức ở hai kỳ Asian Games 10 và 11, rồi quay trở lại Asian Games 12 tại Hiroshima năm 1994, Bangkok 1998, Busan 2002 và Doha 2006.

Cách tính điểm của môn thể thao này cũng khá phức tạp nhưng chung quy có thể tóm gọn như sau: Phạm một lỗi bị trừ 2 điểm; phạm 2 lỗi bị trừ 4 điểm và phạm đến lỗi thứ ba thì bị loại khỏi cuộc thi.

Các thể thức đua ngựa

Cưỡi Ngựa Nghệ Thuật (Dressage):

Đây là bộ môn rất được giới hâm mộ Âu Châu ưa chuộng, bao gồm hầu hết những động tác căn bản của “Mã Thuật British” qua hình thức điều khiển ngựa đi theo thứ tự các vị trí quy định trên sân một cách chính xác, chỉnh tề và ngoạn mục.

Qua đó, có thể nói rằng bộ môn “Dressage” là kỹ thuật “miêu tả” các đồ hình trên sân bằng các động tác điều khiển và gia giảm tốc độ khi cưỡi ngựa.

Ngoài ra, trong các mục tranh tài còn có hình thức biểu diễn tự do (Free Style), tức các kỵ mã phối hợp nhịp đi của ngựa cùng với những điệu nhạc đệm theo để điều khiển ngựa đi tự do trên sân.

Tại các giải World Cup hoặc Thế Vận Hội hiện nay, tuy bộ môn “Dressage” dành cho các đội tuyển chỉ tranh tài theo hình thức quy định (Grand Prix) nhưng đối với từng cá nhân tuyển thủ thì bao gồm cả hình thức “Grand Prix”, “Special” và “Free Style”.

Bạn có thể xem viddeo cưỡi ngựa nghệ thuật hấp dẫn ngay dưới đây:

Cưỡi Ngựa Vượt Chướng Ngại Vật (Show Jumping):

Khác với “Dressage” chỉ điều khiển ngựa qua động tác nhịp bước đi, môn “Show Jumping” mang tính cách sôi nổi hơn về mặt vận động với hình thức phi ngựa chạy nhanh và phóng qua chướng ngại vật trên sân là các hàng rào cản.

Ngoài ra, môn “Show Jumping” còn có thêm một đặc điểm là chấp nhận cho những tuyển thủ không sở hữu ngựa tham dự giải đấu. Trong trường hợp này ban tổ chức sẽ cho tuyển thủ mượn ngựa để sử dụng.

Mã Thuật Tổng Hợp (Eventing):

Đúng như tên gọi, đây là mục tranh tài bao gồm nhiều bộ môn diễn ra trong 3 ngày theo lịch trình: ngày thứ nhất thi đấu môn “Dressage”, ngày thứ hai tranh tài các môn cưỡi ngựa ngoài phạm vi sân đấu như “Endurance Riding”, Cross-Country” (qua những cự ly dài để thử sức chịu đựng của ngựa) và ngày thứ ba thi môn “Show Jumping”, sau đó dựa vào tổng số điểm của các tuyển thủ để quyết định người thắng giải.

Nội dung thi đấu của môn “Eventing” được xem là hào hứng và hấp dẫn nhất qua lịch trình thi đấu vào ngày thứ hai trong những điều kiện đầy thử thách của các đường đua cự ly dài, với địa hình có nhiều trở ngại như: gò đất cao, hào rãnh hoặc chướng ngại vật v.v…

Nài ngựa hay người cưỡi ngựa đua

Một trong các yếu tố hàng đầu quyết định tới kết quả của một vòng đua ngựa đó chính là người điều khiển ngựa, từ chuyên môn gọi là NÀI NGỰA.

Nài ngựa là ai?

NÀI NGỰA là người có khả năng điều khiển ngựa theo ý muốn nhằm đạt kết quả tốt nhất trong cuộc đua. Vận tốc trung bình của ngựa trong các trận đua là 60km/h – một vận tốc khá nhanh.

Hình ảnh: Người nài ngựa hay người đua ngựa
Hình ảnh: Người nài ngựa hay người đua ngựa

Do vậy một trong những tiêu chuẩn để trở thành người đua là bạn phải có tầm vóc nhỏ nhắn, trọng lượng cơ thể vừa phải để giảm sức tải cho ngựa. Chiều cao trung bình của các nài ngựa nằm trong khoảng: 1,47m – 1,68m với cân nặng trung bình  từ 49-54kg

Vai trò của NÀI NGỰA quan trọng như thế nào? 

Đơn giản nếu trong một cuộc đua mà không có nài ngựa điều khiền ngựa thì mỗi con sẽ chạy theo một ngã và người cầm cương cũng là người giúp cho các chú ngựa có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

Do vậy, nài ngựa là một nghề có rủi ro thương tật rất cao, phí bảo hiểm của nghề này là cao nhất trong các môn thể thao chuyên nghiệp. Phần lớn các nài ngựa sẽ về hưu ở tuổi 40 nhường lại yên cương cho thế hệ trẻ hơn, lúc này họ sẽ đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên để đào tạo, truyền lại các kiến thức, kinh nghiệm cho những học viên đua ngựa đảm bảo nguồn nhân lực trẻ kế thừa cho nghề này.

Ngày xưa, chỉ có nam giới mới được tuyển dụng làm người đua nhưng vào những năm cuối thế kỉ 20 khi luật cấm phụ nữ làm nài ngựa ở các nước như Anh, Úc, New Zealand, Ireland, Mỹ, Canada … được xóa bỏ thì các bạn nữ có niềm đam mê tốc độ đã gia nhập Làng thể thao Đua Ngựa và từ đó xuất hiện nhiều nữ nài ngựa xuất sắc trong lịch sử Đua Ngựa.

Nài ngựa xuất sắc nhất

Làng thể thao Đua Ngựa ở từng Quốc gia còn có các danh hiệu dành riêng cho những người đua xuất sắc như: ở Úc có Huy chương Scobie Breasley, ở Canada có Huy hiệu Avelino Gomez Memorial, ở Anh có Huy hiệu BHB Champion Jockey, ở Mỹ thì có Huy hiệu Geogre Woolf Memorial Jockey và Huy hiệu Isaac Murphy.

Michelle Payne ( Quán quân Melbourne Cup – 2015)
Michelle Payne ( Quán quân Melbourne Cup – 2015)
Lizzie Kelly – Nữ Jockey đầu tiên giành chiến thắng trong 1 cuộc đua cấp 1 ở Anh
Lizzie Kelly – Nữ Jockey đầu tiên giành chiến thắng trong 1 cuộc đua cấp 1 ở Anh

Quá trình huấn luyện ngựa

Huyến luyện ngựa đua hoàn toàn khác biệt với ngựa kéo xe bình thường, mời các bạn xem hình ảnh dưới để hiểu rõ hơn về quá trình này:

quán trình huấn luyện ngựa

Các giải thưởng đua ngựa

Tiền thưởng ngựa Thuần Chủng

Đơn vị: VNĐ

THỨ HẠNG CHƯA ĂN ĐỘ ĂN 1 ĐỘ ĂN 2 ĐỘ
HẠNG 1

HẠNG 2

HẠNG 3

HẠNG 4

HẠNG 5

HẠNG 6—12

20.000.000

10.000.000

6.000.000

4.500.000

3.500.000

2.000.000

30.000.000

15.000.000

10.000.000

6.000.000

5.000.000

2.500.000

40.000.000

20.000.000

15.000.000

8.000.000

6.000.000

3.000.000

 

Tiền thưởng ngựa đua theo group tốc độ

 

THỨ HẠNG GROUP A

(LOẠI 1-2-3)

GROUP B

(LOẠI 4-5)

 

HẠNG 1

HẠNG 2

HẠNG 3

HẠNG 4

HẠNG 5

HẠNG 6-12

A 1

30.000.000

15.000.000

10.000.000

6.000.000

5.000.000

2.000.000

B1

15.000.000

8.000.000

5.500.000

3.500.000

3.000.000

1.500.000

 

 

HẠNG 1

HẠNG 2

HẠNG 3

HẠNG 4

HẠNG 5

HẠNG 6-12

A 2

20.000.000

10.000.000

6.000.000

4.500.000

3.500.000

2.000.000

B 2

12.000.000

7.000.000

4.500.000

3.000.000

2.500.000

1.500.000

 

HẠNG 1

HẠNG 2

HẠNG 3

HẠNG 4

HẠNG 5

HẠNG 6-12

A 3

15.000.000

8.000.000

5.500.000

3.500.000

3.000.000

1.500.000

B 3

10.000.000

6.000.000

3.500.000

2.500.000

2.000.000

1.500.000

 

TỔNG

 

45.500.000

 

34.500.000

 

Gửi phản hồi