Đến Vũng Tàu vào những ngày cuối tuần, bạn hãy thử trải nghiệm điều mới mẻ khi ghé qua sân vận động Lam Sơn – nơi duy nhất ở Việt Nam tổ chức đua chó. Mọi người đều nghe đến trường đua này nhưng ông chủ trường đua phía sau sẽ khiến các bạn ngạc nhiên đấy.
Thông tin liên quan bạn có thể tham khảo:
Sân vận động Lam Sơn (Vũng Tàu) – Nơi đua chó không thể tốt hơn
Bắt đầu cuộc đua
Sau tiếng loa phát lệnh, cửa đường đua bật mở, những chú khuyển trong những chiếc áo màu sắc khác nhau hùng dũng lao vút ra bám theo con mồi giả phía trước.
Âm thanh ồn ào trên sân trước đó phút chốc bỗng cộng hưởng thành tiếng reo hò của đám đông đầy phấn khích khi những chú chó xuất hiện.
Vòng đua quanh sân vận động giúp hàng ngàn người có mặt ở các góc khác nhau có thể theo dõi các chú khuyển được đánh số thứ tự lao vun vút trên đường đua trải cát.
Một số du khách giơ điện thoại cố thu những sải chân thần tốc của các vận động viên đặc biệt vào trong khung hình. Không ít người vừa la hét vừa nhảy cẫng lên vui mừng khi chú chó ưa thích vượt lên đối thủ.
Kết quả
Kết quả nhanh chóng ngã ngũ sau vài chục giây khi đàn chó cán đích. Nhanh chóng như khi bùng phát, tiếng hò hét lắng xuống nhưng không khí trên sân vẫn vô cùng rôm rả. Có người hỉ hả với người bên cạnh vì dự đoán đúng, trái lại, không ít người xuýt xoa tiếc rẻ vì đã đặt cửa sai.
Đây là khung cảnh thường thấy vào hai buổi tối cuối tuần tại sân vận động Lam Sơn (Vũng Tàu), địa chỉ duy nhất ở Việt Nam tổ chức môn đua chó. “Mình muốn phát triển du lịch phải đẩy mạnh dịch vụ. Dịch vụ du lịch còn phải tạo ra hào hứng.
Lịch đua và sân chó
Diễn ra từ 19h 15’ đến 22h vào mỗi tối thứ sáu và thứ bảy sân Lam Sơn tổ chức 10 – 12 trận đua. Mỗi trận tám chú khuyển tranh tài phân định vị trí thứ hạng cao thấp. Sau hiệu lệnh, đàn khuyển đuổi theo một con “thỏ mồi” được gắn trên đường trượt tự động.
Vận tốc của “con mồi” nhanh hơn đàn khuyển nhưng được giữ khoảng cách vừa đủ, không quá xa để đánh thức bản năng “săn mồi” của giống chó đua. Một vòng đua tiêu chuẩn dài 450m nên thời gian mỗi đợt đua chỉ diễn ra trong vài chục giây.
Nguyễn Ngọc Mỹ – chủ nhân trường đua chó Vũng Tàu

Đầu tư cho du lịch giải trí
Đua chó là một trong những môn mang đến sự hào hứng nhất,” doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ, chủ tịch công ty Dịch vụ Du lịch Thể thao thi đấu giải trí, đơn vị tổ chức môn đua chó nói giữa cuộc trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam. 24 năm quay về Việt Nam kinh doanh, phần lớn trong ngành công nghiệp không khói, ở tuổi 67 ông Mỹ vẫn tràn đầy nhiệt huyết.
Ông vẫn tiếp tục rót tiền vào nhiều hoạt động phục vụ du lịch với những công trình khách sạn, resort, sân golf… Nhưng ông được biết đến nhiều nhất trong vai trò người tiên phong du nhập môn đua chó, môn đua ngựa vui chơi có thưởng vào Việt Nam.
Thị trường tiềm năng
Cuối những năm 1990 doanh nhân Việt kiều Úc này bật ra ý định xây dựng trường đua chó ở TP Vũng Tàu. Ông quan sát thấy nhiều du khách tới thành phố biển sau khi tắm biển, ăn hải sản, tham quan một vài địa danh nổi tiếng như Bạch Dinh, tượng chúa Kito, Niết Bàn Tịnh Xá, ngọn Hải Đăng…
Đêm về phải đi ngủ sớm hoặc dạo loanh quanh giết thời gian khi thành phố thời điểm đó không có địa điểm giải trí nào xứng tầm.
Mục sở thị việc vận hành ngành công nghiệp đua chó tại Úc, doanh nhân này mạnh dạn đăng ký đầu tư môn giải trí mới này. Sân vận động Lam Sơn lúc ấy gần như bỏ hoang được cải tạo trở thành trường đua. Năm 2000, thời điểm ra mắt, Lam Sơn là trường đua chó duy nhất trong khu vực Đông Nam Á và hiện tại vẫn là địa chỉ đua chó duy nhất tại Việt Nam.
Ngắn ngủi là vậy nhưng môn giải trí này tạo ra sự phấn khích cao độ bởi lẽ ngoài cảm giác mới lạ du khách có thể thử chút vận may.
“Đi du lịch để ngắm cảnh thì người ta không thể đi mỗi tuần mà phải cách nhau ít nhất sáu tháng. Riêng đua chó, đi tuần này, tuần sau vẫn muốn đi vì không gian thoáng đãng, không khí sôi động phù hợp với cả du khách và gia đình,” ông Mỹ nói về không khí sôi động trên sân.

Tới sân, du khách có thể nhận một cuốn tài liệu miễn phí giới thiệu khá chi tiết về từng chú khuyển, từ chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe tới thành tích thi đấu. Người đánh cược có nhiều sự lựa chọn: Win (chọn chú chó về nhất), Exacta (chọn đúng nhất, nhì), Trifecta (chọn đúng nhất, nhì, ba) và Quarte (chọn đúng bốn thứ tự đầu tiên).
Với số tiền tối thiểu là 20 ngàn đồng nếu trúng thưởng, cao nhất người chơi có thể thu về gấp 2 – 10 lần số tiền đặt cược. “Giải trí như đua chó là ngành kéo khách du lịch. Cá cược bóng đá mong tiền triệu chứ môn đua chó tôi chỉ muốn mỗi khách hai đô la thôi,” ông chủ sân Lam Sơn bày tỏ.
Thách thức trong quá trình xây dựng
Từng là một nhà thầu xây dựng nên ông Mỹ tự thiết kế, tự thi công cải tạo sân vận động Lam Sơn. Việc tạo dựng cơ sở vật chất dễ dàng bao nhiêu thì thủ tục xin cấp giấy phép để môn đua chó thành trò vui chơi có thưởng khó khăn bấy nhiêu.
“Chính quyền Vũng Tàu rất ủng hộ, tuy nhiên ra đến trung ương do tính chất kinh doanh nhạy cảm nên tôi rất mất nhiều thời gian thuyết trình với các cơ quan quản lý,” ông Mỹ kể và cho biết mất sáu tháng bay ra bay vào thuyết trình, sau đó dẫn nhiều đoàn cán bộ quản lý sang Úc tham quan loại hình giải trí này.
Song song, ông phải chứng tỏ năng lực quản lý, vận hành tốt hệ thống dự thưởng. “17 năm nay chưa xảy ra sự cố. Không gây ra hậu quả xã hội, không tạo thành vấn nạn. 17 năm qua chứng minh việc cho phép loại hình vui chơi này hoạt động là đúng đắn,” ông nói.
Khác biệt từ đua chó và cá cược bóng đá
Tỷ lệ cược
Ông Mỹ cho biết đua chó dự thưởng có tính chất khác với cá cược bóng đá. Cá cược bóng đá nếu tại thời điểm đặt cược, tỉ lệ một ăn ba nếu thắng, người đặt cược nhận cố định ba đồng. Còn vui chơi có thưởng như đua chó, tỉ lệ thay đổi phụ thuộc vào số người chơi.
“Anh không biết anh ăn bao nhiêu. Từng phút kết quả đổ xuống cho biết con này đang xuống, con kia đang lên,” ông Mỹ nói. Lúc mua, tỉ lệ thắng có thể ăn ba đồng nhưng nếu nhiều người đặt cược cho một nhà vô địch thì số tiền trúng thưởng giảm xuống khi phải chia đều cho những người thắng khác. Theo quy định hiện nay, 2/3 số tiền du khách đặt cược phục vụ việc trả thưởng. Phần còn lại thuộc về đơn vị tổ chức để trang trải các chi phí.
Đầu tư tốn kém
ĐỂ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG ĐỀU ĐẶN của trường đua chó, ông Mỹ xây dựng một trung tâm nuôi dưỡng và huấn luyện cách TP Vũng Tàu 20 km. Ban đầu doanh nhân này phải nhập khẩu giống chó săn Greyhound, loại chó đua nguồn gốc từ Ireland.
Đợt đầu chi phí nhập về Việt Nam gần 3.000 đô la Mỹ/con. Mỗi chú chó đua được cấy chíp, tiện cho việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe, lập hồ sơ riêng. Hiện tại, ở trung tâm huấn luyện rộng 10 héc ta, đàn chó đua phát triển lên 800 con. Trong tuần có khoảng 200 vận động viên thi đấu.
Hoạt động bền bỉ nhiều năm qua nhưng công ty Dịch vụ Du lịch Thể thao thi đấu giải trí vẫn chưa có lãi, theo lời ông Mỹ. Chưa tính chi phí vận hành tổ chức các cuộc đua, lương nhân viên và chi phí chăm sóc, riêng thức ăn của chó đua hằng ngày lên tới gần 200 ngàn đồng /con.
Nguồn thu của trường đua Lam Sơn chỉ phụ thuộc vào vài nguồn: doanh thu bán vé, tiền quảng cáo trên sân và một phần số tiền tham gia dự thưởng của người chơi.
Theo thống kê mỗi tuần trường đua Lam Sơn thu hút khoảng 2.500 lượt khách, trong đó khoảng 2.200 người mua vé qua cổng có giá 60 ngàn đồng/người. Ông Mỹ cho biết sau khi đóng thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 35% số tiền thu về chưa đủ duy trì hoạt động nên mỗi tháng phải bù lỗ khoảng 20 ngàn đô la Mỹ.