Bí quyết chọn gà Cách nuôi gà chọi Giống gà chọi

Cách nuôi, chăm sóc và huấn luyện gà chọi chiến

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi “thiện chiến” tại nhà đòi hỏi phải chăm sóc tỉ mỉ từ cách cho ăn, hay tập cho gà chọi luôn có tinh thần chiến kê. Huấn luyện gà chọi ra sao? kinh nghiệm sẽ được chia sẻ ngay bài viết dưới đây.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Cách chọn gà chọi con

 

Trong những con này làm sao đẻ biết con nào chọi tốt
Trong những con này làm sao đẻ biết con nào chọi tốt

Những con gà hùng dũng, oai phong lẫm liệt mỗi khi lâm trận là điều mà ai ai cũng đều mong muốn.

Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể chọn mua và chọn nuôi được một chú gà ‘chất’ đến như vậy?

Cách chọn giống gà chọi đá hay

Bạn có thể tham khảo thêm

Gà chọi đá hay hay không thì yếu tố quan trọng nhất là phụ thuộc vào giống.

Riêng đối với gà thì bạn phải xem giống mái, xem mẹ của nó có thực sự ‘chuẩn’ hay không.

Sự bền bỉ, gan lì và mọi ‘tài năng’ của gà chọi con chủ yếu là được di truyền từ mẹ.

Bởi thế mà ông cha ta đã có câu truyền tụng rằng: “Chó giống cha, gà giống mẹ”.

Chó chọn cha, gà chọn mẹ

 
Tuy nhiên thì ngoài gà mái mẹ, bạn cũng cần quan tâm đến cả gà trống bố nữa.

Bạn sẽ yên tâm hơn về chú chiến kê của mình nếu như bố của nó cũng là một chú gà chọi ‘có tiếng’ và thuộc dòng thuần chủng.

Tầm vóc của chiến kê thường bị ảnh hưởng bởi giống bố, và đương nhiên là nó cần một cơ thể khỏe mạnh, cựa đều, chân cao, lớp vảy dày và cứng, mắt nhỏ và sâu, mỏ to và nhọn…

Cách chọn gà chọi con khi phân biệt giới tính

Những chú gà chọi mới nở thường trông giống nhau và giống như một cục bông nên bạn khó có thể biết được chúng là gà trống hay gà mái. Theo kinh nghiệm học hỏi được thì có 3 cách giúp bạn làm điều đó:

– Cách 1: Kiên nhẫn lật hậu môn của từng chú gà để xem. Nếu bên trong hậu môn có một nốt nổi to tầm bằng hạt gạo thì đó là gà trống, ngược lại, nếu không có nốt này hoặc chỗ nốt đấy bị lõm xuống thì đó là gà mái.

Cách phân biệt này được xem là chính xác nhất nhưng chỉ đúng đối với những chú gà mới nở thôi nhé.

– Cách 2: Bạn cầm chân gà và dốc chúng ngược xuống, nếu là gà mái thì đầu chú gà sẽ cong lên hướng vào ngực và đập cánh loạn xạ; còn nếu là gà trống thì đầu chú gà thẳng và nằm yên, không đập cánh.

– Cách 3: Kiểm tra lông cánh cũng là một cách chọn gà chọi con theo kinh nghiệm của nhiều người. Khi được vài ngày tuổi, lông cánh của những chú gà trống sẽ mọc đều, còn lông cánh của gà mái thường mọc dài ngắn xen kẽ nhau.

Ngoài ra, cánh của gà trống sẽ có hai lớp lông, trong khi cánh gà mái chỉ có một lớp lông duy nhất mà thôi.

Các cách phân biệt giới tính gà chọi con

Ngoài ba cách phân biệt giới tính gà chọi con trên đây, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cơ sở phân biệt khác nữa như:

– Lông trên lưng gà trống thường nhọn, còn gà mái thì lại tròn.

– Đến giai đoạn mọc đuôi, gà mái thường mọc đuôi sớm và dài hơn so với gà trống.

– Với gà chọi con cùng bầy đã lớn độ tầm nắm tay, gà trống thường có chân và đầu to, mồng lớn, còn gà mái thì chân thon gọn hơn. Tuy nhiên thì cách này chưa được chính xác tuyệt đối nên bạn cần phải cẩn thận trong quá trình áp dụng.

Xem tướng mặt để chọn gà chọi con ‘chuẩn’

Nhìn tướng mặt để chọn gà chọi con
Gà có mí mắt mỏng, nét mặt trông lanh lợi thì mới là gà khôn và nhanh nhẹn

Một trong các cách chọn gà chọi con sau này chiến đấu tốt là xem cặp mắt của nó.

Nếu gà có mí mắt mỏng, nét mặt trông lanh lợi thì mới là gà khôn và nhanh nhẹn.

Ngược lại, những chú gà có mí mắt dày, đồng thời mắt hơi sâu thì thường là gà chậm chạp nên khó có cơ hội trở thành những chiến kê ‘bất khả chiến bại’ được.

Xem xét cánh gà để lựa chọn gà nòi đá hay

Khi gà con lớn hơn một chút, bạn có thể dang cánh của nó ra để kiểm tra.

Nếu gà có trên 19 lông cánh, lông nào cũng có cuống cứng thì mới là gà hay, gà giỏi.

Bởi đó là dấu hiệu của một chú gà khỏe mạnh có khả năng vỗ cánh bánh cao, bay xa để đối đầu với đối thủ của nó.

Dáng đi cũng là một yếu tố quan trọng khi chọn gà

Gà chọi hay phải là những chú gà có tướng đi hùng dũng, oai phong lẫm liệt, còn những chú gà trông lúc nào cũng ủ dột thì phải gọi là ‘vứt đi’ mà thôi.

Dáng đứng và dáng đi của gà cho thấy ‘bản tính’ của nó

Mỏ gà nòi tốt sẽ ra sao?

Như có nói đến ở trên, mỏ gà nòi ‘chuẩn’ phải to và rộng, đồng thời nó còn phải ngắn và cứng nữa thì mới có thể mở rộng để tấn công đối thủ khi bước vào những trận chiến sinh tử.

Cách chọn gà chọi con nhờ kiểm tra phần chân gà

Bạn có thể tham khảo thêm

Khi gà chọi con đã lớn hơn thì bạn nên xem xét tiếp phần vảy trên chân gà để biết được những chú gà của mình có thực sự là những chiến kê hùng dũng hay không.

Kiểm tra chân gà để xác định được gà chọi ‘chuẩn’

Chân gà chọi tốt phải có hàng vảy được sắp xếp đều, cựa gà dài (gọi là cựa sào), cựa gốc mập và thân ngắn (gọi là cựa chốt).

Ngoài ra thì nhiều chú gà còn có đến 6 cựa, thực tế là 3 cựa kèm theo 3 cục u nữa, đó là những chú gà chọi cực kỳ tốt, có thể nói là đá đâu thắng đó và bất khả chiến bại.

Cách nuôi gà chọi

https://www.youtube.com/watch?v=jsf0Ir8mC8o

Chế độ ăn của gà chọi

Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ.

Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều, cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.

Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết.

Nhờ chế độ cho ăn hợp lý, gà phát triển bình thường, không gầy, không béo tích mỡ để có thể lực tốt nhất.

Muốn có một chú gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải đầu tư thời gian, bởi việc cho gà ăn đúng chế độ tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào.

Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.

Cách tỉa lông gà chọi

Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:

Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá.

Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.

Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dày dạn.

Điều này giúp gà chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn được tắm nghệ để teo mỡ.

Lông tơ mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà cũng cần tỉa hớt.

Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê dễ dàng trong lúc lau rửa làm gà mát gà, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu. Lông ngực thường được giữ nguyên không cắt tỉa.

Chế độ vần cho gà chọi

  • Lần đầu bạn nên cho gà đá đòn khoảng 2 – 3 phút.
  • Lần 2 nâng lên 5 phút.
  • Lần 3 bạn nên bịt mỏ đẩy hơi (sổ gà) bạn nên cho gà vần hơi khoảng 15 phút và 2 phút mở mỏ.
  • Lần 3 bạn tăng lên khoảng 40 phút và cũng cho 2 – 3 phút đòn.

Cứ như vậy tăng dần tùy thuộc vào sức khỏe và gân cốt của gà mà cho gà đánh.

Nhưng bạn chú ý khi đá gà song nên lau rửa sạch sẽ, và nên xoa bóp cho gà mọi lúc bạn rảnh, xoa cần, hông, đùi gà, phần đầu cánh.

Nhớ là phun nước chè rồi xoa, có thể xoa cả rượu trắng cũng được rồi cho gà phơi nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Mỗi lần gà chọi đi chọi về nên cho nghỉ 10 ngày cho lần 1, 2. 15 ngày cho lần 3, 4.

Càng vần khuya càng cho gà nghỉ nhiều. Thời gian kỳ vần trước cách kỳ vần sau cũng dựa vào sức khỏe của gà.

Cách huấn luyện gà chọi

Khi gà đã mọc đủ lông và lông đã cứng cáp, thì chủ nuôi phải sửa soạn bộ mã cho nó: tỉa bớt lông cổ, lông nách và ngay cả lông ở hậu môn, còn lông đầu thì hớt sạch.

Lấy 4 thứ: ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau trong chút ít nước và rượu đế rồi tẩm vào thân gà.

bạn không được nuôi gà chọi trong lồng quá lâu, phải thả ra ngoài để gà chọi đi lại co linh hoạt. Việc gà đi lại thường xuyên sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, có sức bền để chọi với đối thử.

Ngoài ra, bạn cần có gà tập luyện chọi với con gà khác. Cứ 3 ngày một lần chọi thử để gà làm quen với việc đối mặt với đối thủ, cho chúng có được tinh thần sung lên khi gặp “đối thủ” của mình.

Một bài tập cho gà thường bắt đầu từ tập chân. Dùng chì để deo vào chân gà. Chì phải được dát mỏng, bọc vải để không ảnh hưởng đến chân và sau đó quấn vào chân gà.

Quấn vải chân gà để tập sức mạnh cho chân

Đây là bài tập khá ổn để gà chọi có thể mau lớn và chịu được áp lực đòn tấn công của đối thủ. Ngoài ra hãy chịu khó làm những việc sau cho gà:

+ Thường xuyên vần gà chọi

+Quần sương: luyện gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để  da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu

+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

+ Bạn cũng phải thường xuyên vỗ hen  gà.

Với cách huấn luyện gà chọi vừa được chia sẻ bên trên, hi vọng sẽ mang lại thật nhiều kiến thức hay có ích cho những ai đam mê nuôi gà chọi. Sở hữu được chú gà có thần thái và khả năng chiến đấu như mình mong muốn.

Post Comment